Theo đó, những ngành đào tạo được áp dụng cơ chế đặc thù gồm: Khoa học máy tính: 7480101; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: 7480102; Kỹ thuật phần mềm: 7480103; Kỹ thuật máy tính: 7480106; Hệ thống thông tin: 7480104; Hệ thống thông tin quản lý: 7340405; Công nghệ kỹ thuật máy tính: 7480108; Công nghệ thông tin: 7480201; An toàn thông tin: 7480202; Công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội (Ví dụ: CNTT ứng dụng trong quản lý kinh tế; CNTT ứng dụng trong các ngành kỹ thuật,…).
Bộ cũng khuyến khích các cơ sở đào tạo mở các ngành mới trong nhóm ngành CNTT, các ngành/chuyên ngành CNTT ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.
Các sinh viên đang học đại học hết năm thứ 1, 2, 3 các ngành khác nếu có nguyện vọng có thể được chuyển sang học các ngành CNTT ở trong cùng một cơ sở đào tạo hoặc chuyển sang các cơ sở đào tạo khác có đào tạo các ngành CNTT; Chỉ tiêu và điều kiện chuyển ngành học do thủ trưởng các cơ sở đào tạo quy định cụ thể theo hướng mở, công khai và đảm bảo các điều kiện đầu vào tối thiểu của chương trình đào tạo. Thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Có chính sách thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia CNTT quốc tế tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; khuyến khích chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý (gọi chung là chuyên gia) có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực CNTT.
Các chuyên gia này là người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tốt nghiệp đại học có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên đúng ngành tham gia đào tạo. Trên cơ sở thống nhất với doanh nghiệp đối tác về tỷ lệ thời gian tham gia đào tạo của các chuyên gia, cơ sở đào tạo được tính các chuyên gia là giảng viên cơ hữu phù hợp với tỷ lệ thời gian tham gia đào tạo để xác định chỉ tiêu tuyển sinh các ngành CNTT.
Các cơ sở đào tạo CNTT phải gắn kết với các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề.
Điều chỉnh chương trình đào tạo CNTT theo hướng ứng dụng, mở, liên thông gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng về CNTT. Các học phần tự chọn là các hướng đào tạo chuyên sâu CNTT ứng dụng. Nghiên cứu đưa nội dung đào tạo các chứng chỉ nghề có uy tín trên thế giới (ví dụ: chứng chỉ của Microsoft, Oracle, Cisco,…) vào nội dung đào tạo thực hành để đáp ứng chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp.
Thời gian đào tạo thực tế tại doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất 30% tổng thời gian đào tạo và được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng thực tập, thực hành tại doanh nghiệp đối tác.
Nghiên cứu việc công nhận một số học phần mà người học tích lũy được từ các khóa đào tạo cấp chứng chỉ CNTT tương đương với một số môn học, tín chỉ trong chương trình đào tạo đại học thông qua quy trình đánh giá và công nhận tín chỉ của các cơ sở đào tạo. Khuyến khích các cơ sở đào tạo công nhận tín chỉ lẫn nhau.
Xem nội dung chi tiết Công văn TẠI ĐÂY
Tin mới
- Giữ an toàn trên Facebook - 02/04/2018 02:48
- Trí tuệ nhân tạo: Đồng hành cùng mối đe dọa - 15/03/2018 10:52
- Một cách nhìn đơn giản, phổ thông hơn về AI, máy học, mạng neuron - 13/03/2018 01:42
- Nới lỏng quy định lập website thương mại điện tử tại Việt Nam - 16/01/2018 03:05
- Tổng kết an ninh mạng năm 2017 và dự báo xu hướng 2018 - 27/12/2017 02:19
Các tin khác
- Kế hoạch thi cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản tháng 11 năm 2017 - 08/11/2017 00:56
- Top 10 xu hướng công nghệ chiến lược cho năm 2018 - 24/10/2017 00:19
- Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Trung tâm Công nghệ thông tin năm học 2017-2018 - 23/10/2017 00:56
- Website giúp bạn theo dõi các cuộc tấn công mạng theo thời gian thực - 15/08/2017 08:11
- Những phần mềm miễn phí tốt nhất - Phần 1: 17 tiện ích cần thiết cho PC - 20/06/2017 09:23