- Chi tiết
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 831





![]() | [ ] | 499 kB |
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 722

- Chi tiết
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 1310
Tương lai của Internet of Things: Những dự đoán cho năm 2021
Xu hướng công nghệ nói chung và xu hướng IoT nói riêng của năm 2021 sẽ là gì?
Đại dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, nó khiến cho thói quen sống và cách thức làm việc của chúng ta bị thay đổi. Nghiên cứu của Forrester đã đưa ra dự đoán cho năm 2021, tương lai của Internet of Things dựa trên những thay đổi đó. Công nghệ cũng sẽ phải thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu của con người.
Vậy xu hướng công nghệ nói chung và xu hướng IoT nói riêng của năm 2021 sẽ là gì? Theo Forrester, xu hướng của năm 2021 sẽ tập trung vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua các thiết bị đeo, văn phòng thông minh, dịch vụ định vị và giám sát từ xa, công nghệ mạng mới.
Kết nối mạng hỗn loạn
Forrester đã mô tả một trạng thái “kết nối mạng hỗn loạn”, đó là một loạt các kết nối mạng không dây sẽ được sử dụng trong năm 2021, bên cạnh những kết nối quen thuộc như WiFi hay mạng 4G/5G. Forrester dự đoán rằng các thiết bị thông minh sẽ sử dụng các kết nối chồng chéo, như Bluetooth, Zigbee và giao tiếp trường gần (NFC). Đối với kết nối đường dài, mạng vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO) sẽ cung cấp một giải pháp mới.
Nhìn chung trong năm 2021, Forrester cho rằng việc áp dụng công nghệ 5G và WiFi cho các thiết bị thông minh sẽ diễn ra chậm hơn so với những năm trước, và các kết nối mới sẽ lên ngôi. Đặc biệt là mạng kết nối vệ tinh và công nghệ mạng tiêu thụ năng lượng thấp.
Chăm sóc sức khỏe
Dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều người phải cách ly ở nhà và trì hoãn việc đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, hoặc chăm sóc cần thiết. Tình trạng này khiến cho các căn bệnh như ung thư khó bị phát hiện, các căn bệnh có thể ngăn ngừa được cũng bị chậm chữa trị.
Chính vì vậy, Forrester cho rằng vai trò của các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe sẽ trở nên rất quan trọng. Những thiết bị có tích hợp cảm biến theo dõi có thể phát hiện sự bất thường về sức khỏe của người dùng, mà không cần đến bệnh viện để kiểm tra. Nhờ đó mà có thể chữa trị kịp thời một số căn bệnh nguy hiểm.
Văn phòng thông minh
Do dịch bệnh Covid-19 mà rất nhiều người cũng phải làm việc từ xa, và đây có thể sẽ trở thành xu hướng mới trong tương lai. Các bất động sản doanh nghiệp đắt đỏ sẽ là dĩ vãng, các văn phòng thông minh trực tuyến sẽ trở thành nơi mọi người làm việc. Forrester kỳ vọng sẽ có tới 80% các doanh nghiệp phát triển chiến lược toàn diện cho những văn phòng thông minh trực tuyến này.
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 843





![]() | [ ] | 1039 kB |
- Chi tiết
- Tác giả ITC
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 1346
Đây là một trong số những thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo - Triển lãm Quốc gia về An ninh bảo mật 2021 với chủ đề ‘Thách thức và giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong giai đoạn chuyển đối số hậu Covid-19’ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 25/3.
Năm 2020 chứng kiến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, viễn thông, tài chính ngân hàng… ở Việt Nam đều đã và đang chuyển đổi số mạnh mẽ. Ước tính, hiện có đến 40 nền tảng chuyển đổi số cấp quốc gia đã được triển khai thực hiện và bước đầu đạt được một số thành công như Bluezone, NcoV hay nền tảng dữ liệu quốc gia Datagov... Chính nhờ những bước đi này mà Việt Nam được đánh giá là thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu trong chuyển đổi số thời COVID-19 và chắc chắn tốc độ chuyển đổi số trong mọi ngành nghề, lĩnh vực tại Việt Nam sẽ còn tăng cao trong những năm tới. Tuy nhiên, song song với xu thế phát triển đó là nguy cơ tấn công chiếm đoạt dữ liệu người dùng càng trở nên rõ rệt và trên thực tế cũng thường xuyên diễn ra, gây nhiều tổn hại.
Theo BKAV, năm 2020, thiệt hại do virus máy tính gây ra tại Việt Nam đã vượt mốc 1 tỷ USD (23,9 nghìn tỷ đồng), cao nhất từ trước đến nay, nhiều trang thương mại điện tử lớn, một số nền tảng giao hàng trực tuyến có nhiều người sử dụng đã bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu. Còn Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: Việt Nam hiện đứng thứ 21 trên thế giới về các vụ tấn công lừa đảo với 673.743 cuộc tấn công được ghi nhận năm 2020.
Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh thì cho biết trong năm 2020, đã ngăn chặn được hơn 3 triệu mã độc mà cụ thể chúng tấn công vào các nội dung: vi phạm chính sách (12,744%), tấn công thu thập thông tin (87,013%), từ chối dịch vụ (0,226%) và tấn công lây nhiễm và phát tán mã độc (0,017%). Nhận định chung của các chuyên gia an ninh mạng thì trong năm 2021, các cuộc tấn công có chủ đích APT nhắm vào những hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước và chủ quản hệ thống thông tin hạ tầng quan trọng quốc gia tại Việt Nam sẽ tăng mạnh.
Từ bối cảnh đó, Hội thảo và Triển lãm quốc gia về An ninh, bảo mật 2021 với chủ đề ‘Thách thức và giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong giai đoạn chuyển đối số hậu Covid-19’ đã tập trung giới thiệu các vấn đề quan trọng như cơ chế, chính sách đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của cơ quan quản lý nhà nước; các nguy cơ, thách thức và giải pháp triển khai, vận hành hệ thống bảo mật thông tin dữ liệu trong các lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến, tài chính ngân hàng, viễn thông và đặc biệt là giải pháp bảo mật cho các tổ chức, doanh nghiệp đang chuyển đổi số trên nền tảng điện toán đám mây.
Hội thảo có 3 cụm nội dung chính như sau: Một là các bài báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước có nội dung tổng kết thực trạng, xác định các nhiệm vụ và nguy cơ, giải pháp giữ vững an toàn, an ninh thông tin đối khối chính phủ. Tham gia báo cáo là lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Ban Cơ yếu chính phủ, Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng. Hai là các bài báo cáo của tập đoàn CNTT, tư vấn CNTT trong nước, quốc tế về nguy cơ và giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thông tin tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Các diễn giả tham gia đến từ các tập đoàn IBM, Parasoft, Fortinet, PaloAlto Networks, PwC, Y&E... Ba là chương trình tọa đàm đưa ra các khuyến nghị và những bước đi cấp bách cần thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Điều phối phiên Tọa đàm này là ông Tống Viết Trung, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng.
Song song với chương trình hội thảo, triển lãm Công nghệ An toàn, bảo mật thông tin sẽ quy tụ nhiều sản phẩm công nghệ, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trên nền tảng băng thông rộng tốc độ cao phục vụ các lĩnh vực trọng yếu quốc gia. Tham gia trình bày tại triển lãm có các đơn vị, tổng công ty, tập đoàn VNPT, Viettel, Mobifone, Parasoft, Fortinet, Huawei, Lenovo, VNG cloud, Viettel Cyber Security, Security Box…
Danh mục các khóa học
Tin mới
- Hướng dẫn học tập trên cổng thông tin Bình dân học vụ số
- Tổ chức ôn tập và thi cấp chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin Tháng 6-2025
- Hội thi tin học trẻ Hà Tĩnh năm 2025 tại Trường Đại học Hà Tĩnh
- Hướng dẫn sử dụng Bandicam quay video màn hình
- Tập huấn xây dựng bài giảng trực tuyến, nâng cao chất lượng dạy và học trong thời đại số
Tin đọc nhiều
- Cách khắc phục một số lỗi của máy chiếu trong việc giảng dạy
- Hướng dẫn cài đặt Google Drive trên máy tính
- “Điểm mặt” 6 thách thức đe dọa an ninh xã hội từ không gian mạng
- "Em yêu biển đảo quê hương" - Một chủ đề trong Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII
- Lấy thông tin từ báo chí, Facebook, YouTube sẽ phải trả tiền bản quyền