- Chi tiết
- Tác giả Nguyễn Cao Thế
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 1796
Với 7 chương, 43 điều, Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật quy định nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng gồm: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia. Áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên giám sát, kiểm tra về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Luật quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể: Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi…
Luật cũng nêu biện pháp bảo vệ an ninh mạng, gồm: Thẩm định an ninh mạng; đánh giá điều kiện an ninh mạng; kiểm tra an ninh mạng; giám sát an ninh mạng; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; đấu tranh bảo vệ an ninh mạng; sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng; ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật; yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội...
Bên cạnh đó, trong Chương VII - “Điều khoản thi hành”, Luật cũng quy định rõ: Hệ thống thông tin đang vận hành, sử dụng được đưa vào Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật có hiệu lực, chủ quản hệ thống thông tin bổ sung đủ điều kiện an ninh mạng, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng đánh giá điều kiện an ninh mạng theo quy định tại Điều 12 của Luật; trường hợp cần gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng không quá 12 tháng.
Đối với việc kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, điều 24 Luật An ninh mạng quy định:
1. Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trong trường hợp sau đây:
a) Khi có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng xâm phạm an ninh quốc gia hoặc gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội;
b) Khi có đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin.
2. Đối tượng kiểm tra an ninh mạng bao gồm:
a) Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin;
b) Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống thông tin;
c) Các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước, phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật.
3. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên hệ thống thông tin do mình quản lý.
4. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an tiến hành kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Trước thời điểm tiến hành kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo bằng văn bản cho chủ quản hệ thống thông tin ít nhất 12 giờ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi kết thúc kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo kết quả kiểm tra và đưa ra yêu cầu đối với chủ quản hệ thống thông tin trong trường hợp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; hướng dẫn hoặc tham gia khắc phục khi có đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin.
6. Kết quả kiểm tra an ninh mạng được bảo mật theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục kiểm tra an ninh mạng quy định tại điều này.
- Chi tiết
- Tác giả Nguyễn Thị Hiền
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 2182
![]() | [ ] | 2176 kB |
- Chi tiết
- Tác giả Hoàng Văn Sơn
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 2409
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa gửi công văn cảnh báo điểm yếu an toàn thông tin nghiêm trọng trên các thiết bị router (định tuyến) và switch (chuyển mạch) của Cisco.
"Có hơn 1000 thiết bị bị ảnh hưởng và Việt Nam là một trong những nước có dải IP bị dò quét lỗ hổng này nhiều nhất. Đặc biệt các thiết bị này đều là những thiết bị sử dụng trong môi trường mạng lớn và các hệ thống lõi", công văn của Cục An toàn thông tin cho biết.
Cụ thể, Cục An toàn thông tin đã cảnh báo về nhóm 40 điểm yếu an toàn thông tin (lỗ hổng) trên nhiều thiết bị của Cisco trong đó có lỗ hổng với mã lỗi quốc tế CVE-2018-0171 tồn tại trong chức năng Smart Install của hệ điều hành Cisco IOS, đây là một chức năng sử dụng để quản lý cài đặt, triển khai thiết bị và thường được bật mặc định.
Theo cảnh báo, đối tượng tấn công khai thác lỗ hổng bằng cách gửi một thông điệp giả mạo Smart Install đến cổng TCP 4786 của thiết bị. Việc khai thác thành công cho phép đối tượng tấn công khởi động một tiến trình để nạp lại thiết bị, thực thi mã lệnh từ xa hoặc thực hiện một vòng lặp vô hạn trên thiết bị dẫn đến tình trạng từ chối dịch vụ.
Ngày 28/3/2018, Cisco đã xác nhận thông tin về lỗ hổng này trên các thiết bị router/switch của mình. Các chuyên gia an toàn thông tin của Cisco cho biết, đối tượng tấn công đã lợi dụng lỗ hổng CVE-2018-0171 để thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng trên thế giới. Việt Nam bị dò quét lỗ hổng này nhiều nhất nên người dùng cần hết sức cảnh giác.
Danh sách các thiết bị mạng Cisco bị ảnh hưởng
Nhằm bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh nguy cơ bị tấn công mạng, Cục An toàn thông tin khuyến nghị quản trị viên tại các cơ quan, tổ chức kiểm tra, rà soát các thiết bị mạng có thể bị ảnh hưởng và khắc phục lỗ hổng.
Để kiểm tra lỗ hổng CVE-2018-0171, quản trị viên có thể sử dụng công cụ mà Cisco công bố. Khi phát hiện lỗ hổng, cần khắc phục bằng cách nâng cấp hệ điều hành theo hướng dẫn của Cisco .
https://github.com/Cisco-Talos/smi_check
- Chi tiết
- Tác giả ITC
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 2423
ICDL (International computer Driving licence) là tên gọi trên phạm vi quốc tế của bộ chứng chỉ châu âu ECDL (European computer Driving Licence). Năm 1999 – sau khi ECDL được phổ biến và công nhận rộng rãi tại các nước châu âu. Tại Việt Nam, theo công văn số 3712/BTTTT – CNTT vào ngày 13/11/2015, Bộ Thông tin & Truyền thông đã chính thức công nhận ICDL hoàn toàn đáp ứng và phù hợp yêu cầu của Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT được quy định bởi Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ban hành ngày 11/3/2014 về “Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT”. Trường Đại học Hà Tĩnh là trung tâm khảo thí đầu tiên ở Hà Tĩnh được phép tổ chức đào tạo, thi cấp chứng chỉ ICDL (chứng chỉ ICDL có thể thay thế chứng chỉ theo chuẩn TT03).
ICDL được xây dựng, phát triển bởi những chuyên gia hàng đầu trong giới khoa học, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của châu âu và thế giới. Chất lượng và uy tín của bộ chứng chỉ được khẳng định qua hơn một thập kỷ kinh nghiệm trong việc triển khai thành công các chương trình đánh giá Công nghệ thông tin và truyền thông tới hàng triệu người với nhiều ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới.
Cuộc thi chinh phục ICDL - ICDL Digital Challenge (gọi tắt là cuộc thi ICDL) là cuộc thi về kĩ năng sử dụng CNTT dành cho đối tượng sinh viên toàn châu Á, do Tổ chức ICDL Asia (Thái Lan) phát động và tổ chức. Mục đích của cuộc thi là tạo ra một sân chơi dành cho các sinh viên đam mê CNTT tham gia và học hỏi; đồng thời để tìm ra những sinh viên ưu tú, có kĩ năng sử dụng CNTT hàng đầu ở Khu vực.
Được tổ chức lần đầu vào năm 2017, cuộc thi đã diễn ra thành công với sự tham gia của 3500 thí sinh, 106 trường học trên 7 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm nay, ICDL Digital Challenge tiếp tục được tổ chức với sự tham gia của 10 quốc gia trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam các bạn thí sinh sẽ tham gia thi vòng loại trên phạm vi toàn quốc và Vòng chung kết quốc gia để tìm kiếm 02 đại diện xuất sắc nhất tham dự Vòng chung kết Châu Á được tổ chức tại Thái Lan.
- Thời gian:
- Vòng 1 – Vòng loại Quốc gia: 14/05/2018 đến 25/06/2018
- Vòng 2 – Vòng chung kết Quốc gia: 11/08/2018 đến 20/08/2018
- Đối tượng
- Là sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc
- Tuổi từ 18 đến 25
- Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản để học hiểu nội dung bài thi
Được dự đồng ý của Hiệu trưởng Trường Trường Đại học Hà Tĩnh, Trung tâm CNTT thông báo phát động Cuộc thi chinh phục ICDL năm 2018. Cụ thể như sau:
Thời gian thi Vòng 1 tại trường: 15/06/2018 đến 25/06/2018
Thời gian thi Vòng 2 (cấp Quốc gia): 11/08/2018 đến 20/08/2018
Thời gian tham dự Vòng Chung kết (tại Thái Lan): Thông báo cụ thể sau
Thông tin cụ thể tham khảo trực tiếp trên website và facebook của Trung tâm Công nghệ Thông tin:
- Website: http://itc.htu.edu.vn;
- Facebook: https://www.facebook.com/itc.htu.edu.vn/
Sinh viên đăng kí dự thi và liên hệ trực tiếp hoặc qua Email, điện thoại, Website của Trung tâm CNTT – Trường Đại học Hà Tĩnh
- Cơ sở Đại Nài: Tầng 1, nhà A4 (nhà Thư viện), Cơ cở Đại Nài, Đại học Hà Tĩnh
- Cơ sở Cẩm Vịnh: Tầng 5, nhà A1, Cơ sở Cẩm Vịnh, Trường Đại học Hà Tĩnh.
- Điện thoại: 0979.266.446; 097.845, Hotline: 08885.64.858 ;
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.;
- Đăng ký online: https://goo.gl/vhZyRS
CÁC MODUL ICDL ĐÀO TẠO:
Mô-đun cơ bản:
Mô-đun 1: Cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông (Computer Essentials)
Mô-đun 2:Cơ bản về mạng trực tuyến (Online Essentials)
Mô-đun 3:Xử lý văn bản word(Word processing)
Mô-đun 4:Sử dụng bảng tính (Spreadsheet)
Mô-đun tiêu chuẩn:
Mô-đun 5: Sử dụng trình chiếu (Presentation)
Mô-đun 6: Sử dụng hệ quản trị Cơ sở dữ liệu (Using database)
Mô-đun 7:Biên tập web (Web Editing)
Mô-đun 8:Biên tập ảnh (Image Editing)
Mô-đun 9:Lập kế hoạch dự án (Project Planning)
Mô-đun 10: Công tác trên mạng trực tuyến (Online - Collaboration)
Mô-đun 11: An toàn và bảo mật thông tin (IT Security)
Mô-đun 12: Thiết kế đồ họa hai chiều (2D Computer – Aided design)
Mô-đun 13: Sử dụng hệ thông thông tin y tế (HIS) Mô-đun nâng cao
Mô-đun 14: Xử lý văn bản nâng cao (Advanced Word - Processing)
Mô-đun 15: Sử dụng bảng tính nâng cao (Advanced - Spreadsheet)
Mô-đun 16: Sử dụng trình chiếu nâng cao (Advanced - Presentation)
Mô-đun 17: Cơ sở dữ liệu nâng cao (Advanced - Database)
- Chi tiết
- Tác giả Nguyễn Cao Thế
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 1971
'Virus Facebook' đang trở thành cụm từ khá quen thuộc để chỉ những mối nguy hiểm khi sử dụng mạng xã hội có 1 tỷ người dùng trên một ngày này.
Theo công bố vào tháng 9/2015 của Facebook, mạng xã hội này hiện có 1,55 tỷ người dùng tích cực hàng tháng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, số người dùng truy cập mạng xã hội này trên di động đạt con số 1,39 tỷ và có đến 1 tỷ người truy cập Facebook trong một ngày.
Từ những con số trên cho thấy bên cạnh việc sử dụng Facebook cho nhiều mục đích tích cực như kết bạn, kinh doanh… thì mạng xã hội này đã và đang trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho tội phạm mạng phát tán mã độc.
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ bỏ qua những đặc tính kỹ thuật phức tạp cũng như nguyên tắc hoạt động của các loại mã độc phát tán qua Facebook mà chỉ điểm qua những “virus” phổ biến đang hoành hành trên Facebook, mức độ nguy hại và cách loại bỏ chúng. Bài viết sẽ gọi chung các phần mềm độc hại trên Facebook hoạt động một cách tự chủ và được điều khiển từ xa là “virus”.
Virus tự động gửi tin nhắn lên tường bạn bè
Đây là loại virus khiến người dùng Facebook “kinh sợ” trong suốt hơn 1 năm qua. Một khi xâm nhập được tài khoản Facebook của người dùng, virus này sẽ tự động cập nhật lên tường (Wall) của những người có trong danh sách bạn bè (Friends), danh sách những người đang theo dõi (Followers) những nội dung gây tò mò kèm theo đường dẫn (link) chứa mã độc. Tinh vi hơn, các đường link có phần mô tả giả mạo là được chia sẻ từ các trang web uy tín và được kiểm chứng an toàn bởi các công ty, công cụ bảo mật lớn. Chính nhờ các nội dung “câu khách” và “an toàn” này mà việc lây lan diễn ra rất nhanh mỗi khi các nạn nhân nhấn vào liên kết.
- Khi tài khoản của bạn gặp phải virus này, đầu tiên hãy nhanh chóng xóa toàn bộ dữ liệu duyệt web của trình duyệt đang dùng trên máy tính (tham khảo cách làm trên Safari tại: www.pcworld.com.vn/T1237447).
- Bước tiếp theo, bạn hãy đăng nhập vào Facebook từ máy tính, sau đó vào Settings (Thiết lập) > Apps (Ứng dụng) và xóa các ứng dụng lạ tại đây bằng cách nhấn dấu “x” ở bên phải. Để an toàn, bạn nên xóa hết tất cả các ứng dụng trong mục “Đã đăng nhập với Facebook” (Logged in with Facebook).
- Gỡ bỏ trình duyệt > tải về trình CCleaner (www.piriform.com/ccleaner) và quét phần Registry để sửa lỗi (đối với Windows) > quét virus toàn bộ hệ thống bằng các trình diệt virus có uy tín > gỡ bỏ các phần mềm, công cụ, toolbar lạ trên máy tính > quét và sửa lại lỗi Registry với CCleaner một lần nữa > khởi động lại máy tính.
- Để không bị nhiễm virus này, bạn tuyệt đối không nên nhấn vào các chia sẻ từ những tài khoản Facebook khác có phần mô tả hấp dẫn. Bạn cũng nên rê chuột lên ảnh đại diện của chia sẻ để xem liên kết thực trước khi nhấn vào.
- Để tránh virus này tự động cập nhật lên tường Facebook, bạn cần thiết lập lại chức năng duyệt status bằng cách vào Settings > Timeline and Tagging > chuyển tùy chọn Who can add things to my timeline (Ai có thể cập nhật vào dòng thời gian trên tài khoản Facebook của bạn) sang chế độ Review > Enabled. Kể từ lúc này, tất cả những bài đăng từ người khác trên tường nhà bạn (kể cả các hình ảnh, bài viết được gắn thẻ - tag) đều ở chế độ đợi bạn duyệt mới xuất hiện trên Facebook. Với thiết lập này, bạn sẽ không phát tán virus nếu tường Facebook của mình bị người khác cập nhật liên kết độc hại.
Virus phát tán qua chức năng thông báo
Hình thức phát tán virus trên Facebook này khá mới nhưng rất nhiều người trở thành nạn nhân. Khác với những thủ đoạn spam liên kết chứa mã độc hay dùng ứng dụng của Facebook, cách thức phát tán mã độc dựa trên chức năng thông báo này gây tò mò bằng cách cho xuất hiện thông báo “có người nhắc (mention) đến bạn” để nạn nhân nhấn vào và sập bẫy. Khi bạn nhấn vào thông báo dạng này thì trình duyệt sẽ chuyển sang một trang web giả mạo Facebook và yêu cầu người dùng đăng nhập để thu thập thông tin đăng nhập và chiếm tài khoản. Với các trình duyệt dùng nhân Chromium như Google Chrome sẽ tự động tải về và cài đặt một tiện ích mở rộng (Extension) để thu thập thông tin người dùng, danh sách bạn bè để tiếp tục “mention” và phát tán virus vào các tài khoản Facebook khác.
Đối với người dùng điện thoại Android, khi nhấn vào các thông báo độc hại này, Facebook sẽ chuyển hướng sang một trang web hiện quảng cáo để kiếm tiền hoặc tự động tải về gói cài đặt ứng dụng độc hại dạng APK.
Để hạn chế hệ điều hành tự cài đặt ứng dụng chứa mã độc, bạn cần tắt tùy chọn cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc bằng cách vào Settings > Applications > bỏ dấu chọn trước Unknown sources là xong.
Để không bị nhiễm virus “mention” qua chức năng thông báo này, bạn cần tỉnh táo và nhận ra sự bất thường ở trạng thái (status) mà mình được nhắc đến. Nếu status này từ một người không quen biết, được viết bằng tiếng nước ngoài hay chứa hình đại diện hấp dẫn, thậm chí là ảnh hoặc video khiêu dâm… thì bạn tuyệt đối không được nhấn vào.
Để an toàn hơn cho tài khoản Facebook và ngăn chặn việc mất thông tin đăng nhập thì bạn cần đổi lại mật khẩu có mức an toàn cao hơn (chẳng hạn một mật khẩu dài chứa ký tự hoa và thường lẫn lộn, kèm theo ký tự đặc biệt và chữ số…). Sau đó, bạn nên kích hoạt chức năng nhận mã đăng nhập (xác thực hai bước - 2-step verification) cho tài khoản Facebook bằng cách vào Settings > Security > đánh dấu chọn trước “Require a security code to access my account from unknown browsers” (yêu cầu nhập mã bảo mật để truy cập vào tài khoản từ các trình duyệt lạ) > nhấn chọn Get Started và làm theo hướng dẫn để chọn và thiết lập phương thức nhận mã đăng nhập qua ứng dụng hoặc SMS. Với tùy chọn này, khả năng tài khoản của bạn bị “hack” là rất thấp.
Virus tự động thêm bạn vào một nhóm
Thực chất của virus này là một công cụ hoặc một script giúp tự động thêm toàn bộ bạn bè có trong danh sách Friends vào một nhóm nào đó (thường mục đích của các nhóm này phục vụ mục đích mua bán, quảng cáo, phát tán mã độc…). Hiện tại, Facebook chưa có thiết lập ngăn chặn việc tự động thêm bạn vào một nhóm, do đó có một cách duy nhất là bạn rời nhóm theo cách thủ công và không cho phép quản trị nhóm này đưa bạn vào một lần nữa.
Trước tiên, bạn nhấn vào nhóm muốn thoát ra > nhấn chọn Leave Group > đánh dấu chọn trước “Prevent other members from adding you back to this group” và chọn Leave Group là xong.
Để chắc chắn tài khoản của mình không bị mã độc “âm thầm” tự động thêm vào các nhóm không mong muốn thì định kỳ bạn nên kiểm tra lại và rời nhóm thủ công bằng cách trên. Thao tác bằng cách nhấn vào Home > nhấn vào Groups > chọn thẻ Your Groups và lọc lại các nhóm “lạ” để thoát ra. Việc lọc lại này cũng giúp cho Timeline trên Facebook của bạn được sạch sẽ và không bị các liên kết độc hại quấy nhiễu.
Thông báo trúng thưởng giả mạo trên Facebook
Đây là một thủ đoạn lừa đảo mới gần đây sau vụ “ông chú Viettel” trước đây. Trước tiên, hacker dùng thủ đoạn phát tán mã độc để chiếm tài khoản của người dùng và sau đó chúng dùng chính tài khoản này để gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng. Sau khi chiếm được tài khoản, một phần mềm tự động sẽ đổi tên người dùng thành “Thông báo trúng thưởng”, “Thông báo sự kiện”, “Facebook Messenger” hay “Webmaster” và đổi avatar thành logo của một thương hiệu uy tín… và gửi tin nhắn hàng loạt đến các tài khoản trong danh sách bạn bè về việc trúng một giải thưởng có giá trị.
Khi nhận được các thông báo trúng thưởng này, bạn tuyệt đối không được làm theo hướng dẫn, không được nhấn vào bất kỳ đường link nào vì việc này sẽ tạo điều kiện cho hacker chiếm được tài khoản Facebook của bạn và phát tán tin nhắn đến bạn bè trong danh sách Friends của bạn.
Bên cạnh “thông báo trúng thưởng” thì thời gian gần đây xuất hiện một thủ đoạn lừa đảo tương tự nhưng tinh vi hơn, đó là nhờ nạp tiền điện thoại dựa trên sự quen biết trên Facebook. Trước tiên, hacker dùng nhiều thủ thuật khác nhau để lấy thông tin đăng nhập của người dùng. Sau đó tìm hiểu kỹ càng các mối quan hệ trên tài khoản Facebook vừa chiếm được. Sau đó, dùng tiện ích Facebook Messenger để chat và dẫn dụ các nạn nhân đi nạp tiền điện thoại vì nhiều lý do “rất quan trọng”. Thậm chí, một số trường hợp hacker còn đánh vào lòng tham nhằm đạt được mục đích khi đưa ra những “món hời”, chẳng hạn như đang cần mua thẻ cào mệnh giá cao để kinh doanh và trả chiết khấu đến 50% cho “nạn nhân”…
Khi nhận được các tin nhắn “nhờ vả” này, cách tốt nhất là bạn gọi điện thoại ngay cho người bạn đang nhờ mình qua Facebook xem họ có cần giúp thật hay không. Nếu tài khoản của họ bị hack, bạn nên khuyên họ nhanh chóng đổi mật khẩu và thông báo công khai cho bạn bè biết để họ không bị mắc lừa. Ngoài ra, bạn nên thông báo cho bạn bè biết là sẽ không nhận lời bất cứ lời “nhờ vả” nào liên quan đến tiền bạc trên mạng xã hội ảo vì những thủ đoạn lừa đảo dạng này đang rất phổ biến và ngày càng tinh vi. Đây là việc làm cần thiết mà rất ít người nhận thấy trừ khi chính bản thân mình mắc bẫy.
Các trò lừa đảo phổ biến trên Facebook
Bên cạnh các trò lừa đảo kể trên, hiện trên Facebook cũng tồn tại nhiều thủ đoạn lừa đảo khá tinh vi để dụ người dùng và chiếm tài khoản. Có thể kể đến các chiêu như: Ứng dụng “Ai đã xem hồ sơ Facebook của bạn” (Who viewed your facebook profile) để kích thích trí tò mò của người dùng, ứng dụng tăng lượt thích (like) trên Facebook, video khỏa thân - phim đen giả mạo, thay đổi màu sắc cho trang cá nhân (The Facebook Color Changer)… Bạn nên cảnh giác với các trò lừa đảo này.
Danh mục các khóa học
Tin mới
- Khám phá vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống hiện nay
- Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức thành công kỳ thi đánh giá năng lực
- Tổ chức ôn tập và thi cấp chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin Tháng 3-2025
- Các mô hình AI nổi bật hiện nay
- Deepseek AI là gì? Sự khác biệt so với các mô hình AI khác
Tin đọc nhiều
- Cách khắc phục một số lỗi của máy chiếu trong việc giảng dạy
- Hướng dẫn cài đặt Google Drive trên máy tính
- “Điểm mặt” 6 thách thức đe dọa an ninh xã hội từ không gian mạng
- "Em yêu biển đảo quê hương" - Một chủ đề trong Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII
- Lấy thông tin từ báo chí, Facebook, YouTube sẽ phải trả tiền bản quyền