- Chi tiết
- Tác giả TTCNTT
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 1952
Nghị định mới của Chính phủ đã nới lỏng nhiều quy định trong việc lập website thương mại điện tử tại Việt Nam so với quy định cũ.
Nới lỏng nhiều quy định trong việc lập website TMĐT tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Internet
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới sửa đổi một số điều trong Nghị định về thương mại điện tử (TMĐT) trong đó nới lỏng nhiều quy định trong việc lập website TMĐT tại Việt Nam so với quy định cũ. Với quy định mới, các thương nhân, tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân có quyền được thiết lập website thương mại điện tử mà không cần phải có website với tên miền hợp lệ hay không cần có chức năng, nhiệm vụ phù hợp như quy định trước đây.
Cụ thể, trong quản lý website cung cấp dịch vụ TMĐT, Nghị định mới quy định bãi bỏ quy định “Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet" và điều kiện các tổ chức, cá nhân cần có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hay phải có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet mới được thành lập website TMĐT bán hàng. Theo đó, quy định điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng tại Việt Nam là thương nhân, tổ chức cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân và đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website TMĐT bán hàng theo quy định.
Trong khi đó, trong điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT cũng được bãi bỏ điều kiện về cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ (trong đề án cung cấp dịch vụ).
Về điều kiện cấp phép cho thương nhân, tổ chức tiến hành hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT, Nghị định mới bãi bỏ các điều kiện đó là có đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập trong đó nêu rõ lĩnh vực hoạt động là đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT;
Độc lập về mặt tổ chức và tài chính với các thương nhân, tổ chức, cá nhân được đánh giá và chứng nhận về chính sách bảo vệ thông tin cá nhân; Có đề án hoạt động chi tiết được Bộ Công Thương thẩm định. Đồng thời phải có tiêu chí và quy trình đánh giá chính sách bảo vệ thông tin cá nhân được công bố công khai, minh bạc, áp dụng thống nhất cho các đối tượng được đánh giá.
Ngoài ra, về điều kiện cấp phép hoạt động cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử thì Nghị định mới bãi bỏ Yêu cầu về tài chính và yêu cầu về kỹ thuật.
Như vậy là nhiều điều kiện trong thành lập và quản lý website cung cấp dịch vụ TMĐT đã được nới lỏng hơn so với các quy định cũ. Với các điều kiện mới, hoạt động TMĐT sẽ tiếp tục có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2017 của Cục Thương mại điện tử và CNTT (Bộ Công Thương, tính đến năm 2016, số lượng website TMĐT đã được xác nhận thông báo, đăng ký đạt đến con số 13.510 website, tăng nhanh so với con số 9424 năm 2015. Cũng theo thống kê, tại Việt Nam có 682 sàn TMĐT, 93 website khuyến mại trực tuyến và 20 website đấu giá trực tuyến.
- Chi tiết
- Tác giả Nguyễn Cao Thế
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 1915
Năm 2017, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên tới 12.300 tỷ đồng, tương đương 540 triệu USD, vượt xa mốc 10.400 tỷ đồng của năm ngoái.

Tấn công thiết bị IoT: Xu thế tất yếu
Đúng như dự báo cuối năm 2016 của Bkav, thiết bị kết nối Internet (IoT) như Router Wi-Fi, Camera IP… trở thành đích nhắm của hacker trong năm 2017 mà điển hình là sự bùng nổ các biến thể mới của mã độc Mirai, trong đó có biến thể nhắm mục tiêu đến Việt Nam. Bên cạnh đó, lỗ hổng Blueborne trong công nghệ kết nối không dây Bluetooth đẩy 8,2 tỷ thiết bị IoT trên toàn cầu sử dụng công nghệ này rơi vào vòng nguy hiểm. Hay KRACK, lỗ hổng cho phép hacker xâm nhập vào hầu hết mạng Wi-Fi mà không cần mật khẩu, khiến các thiết bị IoT có kết nối Wi-Fi đối mặt với cuộc tấn công mạng quy mô lớn chưa từng có.
Lý giải cho việc gia tăng các cuộc tấn công vào thiết bị IoT, các chuyên gia Bkav phân tích, nhà sản xuất thường để mật khẩu quản trị mặc định và không khuyến cáo khách hàng đổi thông số của thiết bị trước khi đưa vào sử dụng. Trong khi đó, người dùng chưa có thói quen quan tâm đến an ninh của thiết bị, thường không thay đổi mật khẩu mặc định. Một nghiên cứu của Bkav cho thấy có tới 76% camera IP tại Việt Nam hiện vẫn dùng tài khoản và mật khẩu được nhà sản xuất cài đặt sẵn. Việc cập nhật bản vá cho lỗ hổng trên thiết bị IoT cũng không đơn giản như cập nhật cho phần mềm, đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp từ phía người dùng với kiến thức về mạng máy tính. Do đó, khả năng người dùng lơ là, không quan tâm đến lỗ hổng dù được cảnh báo là rất cao.
Thách thức đảm bảo an toàn trong công nghệ xác thực
Năm 2017, hàng loạt công nghệ sinh trắc học được đưa ra trong xác thực thông tin người dùng, đặc biệt là các công nghệ nhận diện hình ảnh. Tuy nhiên, các công nghệ này chưa đủ hoàn thiện và tồn tại lỗ hổng. Các chuyên gia Bkav đã chỉ ra công nghệ nhận diện mống mắt (Iris Scanner trên Galaxy S8 của Samsung) và công nghệ nhận diện khuôn mặt (Face ID trên iPhone X của Apple) không đảm bảo an toàn và có thể bị vượt qua dễ dàng. Người dùng nên thận trọng khi sử dụng các công nghệ này, không nên dùng trong những giao dịch thương mại.
Mật khẩu là giải pháp xác thực được sử dụng nhiều nhất hiện nay, nhưng ý thức sử dụng mật khẩu của người dùng tại Việt Nam chưa cao. Trong năm vừa qua, một số vụ mất tiền trong tài khoản ngân hàng tại Việt Nam cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Thói quen tùy tiện nhập thông tin tài khoản vào các website, đường link lạ hay sử dụng chung một mật khẩu cho nhiều tài khoản là những thói quen người dùng cần thay đổi để đảm bảo an toàn. Theo thống kê của Bkav, cho tới nay vẫn còn tới 55% người dùng sử dụng chung một mật khẩu cho các tài khoản tại nhiều dịch vụ trực tuyến khác nhau.
Tin tức giả mạo tràn lan mạng xã hội
Sự bùng nổ của tin tức giả mạo (tin bịa đặt, sai sự thật) mang lại không ít phiền toái cho người sử dụng mạng xã hội trong năm vừa qua. Tại Mỹ, tin tức giả mạo cũng tràn ngập Facebook, Google, Twitter… đặc biệt liên quan đến các sự kiện lớn. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hằng ngày. Không chỉ khiến người đọc hoang mang, tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.
Các chuyên gia Bkav phân tích, bản chất của việc tin tức giả mạo tràn lan cũng tương tự như sự lây lan của virus máy tính, đó là tấn công vào sức đề kháng của người dùng. Bạn cần xây dựng cho mình khả năng đề kháng trước các thông tin giả mạo, bằng cách biết đặt ra nghi vấn, tốt hơn nữa là chủ động kiểm chứng khi nhận được thông tin từ nguồn không tin tưởng. Nếu không trang bị được sức đề kháng tốt, gặp thông tin giả mạo người đọc dễ dàng tin tưởng, thậm chí còn chia sẻ mà không cần kiểm chứng. Hãy là người dùng mạng xã hội thông thái.
Mã độc đào tiền ảo có dấu hiệu bùng nổ
Năm 2017 chứng kiến sự tăng giá chóng mặt của các đồng tiền ảo, tạo cơn sốt trên toàn cầu. Điều này cũng đã thúc đẩy hacker gia tăng mạng mẽ các hình thức tấn công nhằm biến máy tính người dùng thành công cụ đào tiền ảo. Hiện có 2 hình thức tấn công phổ biến nhất được hacker sử dụng là khai thác lỗ hổng website và lợi dụng mạng xã hội để phát tán virus.
Hacker thường chọn các website có nhiều người sử dụng để tấn công và cài mã độc có chức năng đào tiền ảo lên đó. Khi người dùng truy cập vào các website này, mã độc sẽ được kích hoạt. Với hơn 40% website tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng có thể bị xâm nhập, khai thác, đây sẽ là đích nhắm của hacker trong việc phát tán mã độc đào tiền ảo.
Một hình thức khác là hacker phát tán virus đào tiền ảo thông qua mạng xã hội. Sau khi lây nhiễm, mã độc sẽ âm thầm sử dụng tài nguyên của máy nạn nhân để chạy các chương trình đào tiền. Gần đây nhất, mã độc lây qua Facebook bùng phát từ ngày 19/12 và làm “náo loạn” Internet tại Việt Nam. Thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkav, đã có hơn 23.000 máy tính tại Việt Nam nhiễm loại mã độc này. Chuyên gia Bkav nhận định, trong thời gian tới hình thức đào tiền ảo bằng cách phát tán virus có xu hướng tiếp tục bùng nổ thông qua Facebook, email, qua lỗ hổng hệ điều hành, USB.
Nỗi ám ảnh mang tên Ransomware
17% người dùng tham gia chương trình đánh giá an ninh mạng 2017 của Bkav cho biết gặp phải sự cố dữ liệu bị mã hóa do mã độc tống tiền ransomware gây ra. Thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkav cũng cho thấy, 11,22% lượng email lưu chuyển trong năm 2017 là email phát tán ransomware. Như vậy cứ trung bình 100 email nhận được thì người sử dụng sẽ gặp 11 email chứa ransomware. Con số này đã giảm so với năm 2016, song vẫn là tỷ lệ cao.
Năm 2017 cũng chứng kiến sự bùng nổ của các ransomware lợi dụng lỗ hổng hệ điều hành để phát tán với tốc độ chóng mặt. Điển hình là mã độc WannaCry, lây nhiễm trên hàng trăm máy tính tại hơn 90 nước chỉ trong vài giờ. Tại Việt Nam, hơn 1.900 máy tính có chứa WannaCry và hơn 52% máy tính tồn tại lỗ hổng có thể bị tấn công bởi mã độc này. Sau đó là sự xuất hiện của mã độc tống tiền Petya làm tê liệt hàng loạt ngân hàng, sân bay, máy ATM và nhiều doanh nghiệp lớn tại châu Âu. Tương tự, mã độc Bad Rabbit đã lan rộng trong hệ thống của ít nhất 200 tổ chức trên thế giới. Số tiền chuộc khổng lồ hacker kiếm được chính là nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của loại mã độc nguy hiểm này.
Để phòng ngừa nguy cơ mã độc tấn công, chuyên gia Bkav khuyến cáo người dùng nên sao lưu dữ liệu thường xuyên, cập nhật bản vá cho hệ điều hành, đồng thời chỉ mở các file văn bản nhận từ Internet trong môi trường cách ly Safe Run. Người dùng cũng cần cài phần mềm diệt virus thường trực trên máy tính để được bảo vệ tự động.
Xu hướng 2018
Năm 2018 sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ các cuộc tấn công phát tán mã độc nhằm thu lợi bất chính như mã độc mã hóa tống tiền ransomware, mã độc đào tiền ảo… Chuyên gia Bkav dự đoán, bên cạnh việc phát tán mã độc để tạo ra mạng lưới botnet đào tiền ảo, hacker cũng sẽ nhắm mục tiêu tấn công trực tiếp vào các sàn giao dịch tiền ảo. Hiện nay hầu hết các sàn giao dịch tiền ảo đều không có sự đảm bảo từ các chính phủ, do vậy nếu xảy ra tấn công, người tham gia sàn giao dịch sẽ chịu mọi rủi ro, mất tiền.
Facebook tiếp tục là mảnh đất màu mỡ cho các hành vi lừa đảo và tin tức giả mạo. Tấn công vào thiết bị IoT sẽ có xu hướng cài đặt phần mềm gián điệp nằm vùng, thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích APT mang màu sắc chính trị.
Theo BKAV
- Chi tiết
- Tác giả Nguyễn Cao Thế
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 1524
![]() | [ ] | 846 kB |
- Chi tiết
- Tác giả Nguyễn Cao Thế
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 1599
Theo đó, những ngành đào tạo được áp dụng cơ chế đặc thù gồm: Khoa học máy tính: 7480101; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: 7480102; Kỹ thuật phần mềm: 7480103; Kỹ thuật máy tính: 7480106; Hệ thống thông tin: 7480104; Hệ thống thông tin quản lý: 7340405; Công nghệ kỹ thuật máy tính: 7480108; Công nghệ thông tin: 7480201; An toàn thông tin: 7480202; Công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội (Ví dụ: CNTT ứng dụng trong quản lý kinh tế; CNTT ứng dụng trong các ngành kỹ thuật,…).
Bộ cũng khuyến khích các cơ sở đào tạo mở các ngành mới trong nhóm ngành CNTT, các ngành/chuyên ngành CNTT ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.
Các sinh viên đang học đại học hết năm thứ 1, 2, 3 các ngành khác nếu có nguyện vọng có thể được chuyển sang học các ngành CNTT ở trong cùng một cơ sở đào tạo hoặc chuyển sang các cơ sở đào tạo khác có đào tạo các ngành CNTT; Chỉ tiêu và điều kiện chuyển ngành học do thủ trưởng các cơ sở đào tạo quy định cụ thể theo hướng mở, công khai và đảm bảo các điều kiện đầu vào tối thiểu của chương trình đào tạo. Thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Có chính sách thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia CNTT quốc tế tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; khuyến khích chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý (gọi chung là chuyên gia) có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực CNTT.
Các chuyên gia này là người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tốt nghiệp đại học có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên đúng ngành tham gia đào tạo. Trên cơ sở thống nhất với doanh nghiệp đối tác về tỷ lệ thời gian tham gia đào tạo của các chuyên gia, cơ sở đào tạo được tính các chuyên gia là giảng viên cơ hữu phù hợp với tỷ lệ thời gian tham gia đào tạo để xác định chỉ tiêu tuyển sinh các ngành CNTT.
Các cơ sở đào tạo CNTT phải gắn kết với các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề.
Điều chỉnh chương trình đào tạo CNTT theo hướng ứng dụng, mở, liên thông gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng về CNTT. Các học phần tự chọn là các hướng đào tạo chuyên sâu CNTT ứng dụng. Nghiên cứu đưa nội dung đào tạo các chứng chỉ nghề có uy tín trên thế giới (ví dụ: chứng chỉ của Microsoft, Oracle, Cisco,…) vào nội dung đào tạo thực hành để đáp ứng chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp.
Thời gian đào tạo thực tế tại doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất 30% tổng thời gian đào tạo và được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng thực tập, thực hành tại doanh nghiệp đối tác.
Nghiên cứu việc công nhận một số học phần mà người học tích lũy được từ các khóa đào tạo cấp chứng chỉ CNTT tương đương với một số môn học, tín chỉ trong chương trình đào tạo đại học thông qua quy trình đánh giá và công nhận tín chỉ của các cơ sở đào tạo. Khuyến khích các cơ sở đào tạo công nhận tín chỉ lẫn nhau.
Xem nội dung chi tiết Công văn TẠI ĐÂY
- Chi tiết
- Tác giả Nguyễn Cao Thế
- Chuyên mục: Tin tức
- Lượt xem: 1624
Gartner, công ty hàng đầu thế giới về nghiên cứu và tư vấn về CNTT, mới đây đã đưa ra top 10 xu hướng công nghệ chiến lược sẽ tác động đến nhiều tổ chức nhất trong năm 2018.
“Top 10 xu hướng công nghệ chiến lược của Gartner cho năm 2018 liên quan đến lưới số thông minh (Intelligent Digital Mesh), nền tảng cho kinh doanh số và hệ sinh thái tương lai. Các nhà lãnh đạo CNTT nên xem xét các xu hướng công nghệ này trong các chiến lược sáng tạo của mình hoặc sẽ bị lỡ để thực hiện chiến lược đó”, David Cearley, Phó Chủ tịch Gartner cho biết.
Dưới đây là top 10 xu hướng công nghệ cho năm 2018:
1. Các nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI)
Thiết lập các hệ thống nhận biết, thích nghi và có thể hoạt động một cách tự động sẽ là một thách thức lớn đối với các hãng công nghệ ít nhất từ nay đến năm 2020. Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ hỗ trợ lớn cho việc ra quyết định, làm mới các mô hình kinh doanh và hệ sinh thái cũng như trải nghiệm của khách hàng để thúc đẩy sự thành công cho các sáng kiến số từ nay đến năm 2025.
“AI đã phát triển nhanh chóng và các tổ chức sẽ cần phải đầu tư đáng kể cho các kỹ năng, quy trình và các công cụ để khai thác thành công công nghệ này và xây dựng các hệ thống AI tiên tiến. Nhiều bên trong đó có các nhà khoa học dữ liệu, các nhà phát triển và những người sở hữu các quy trình kinh doanh sẽ cần phải cộng tác với nhau”, ông Cearley cho biết.
2. Các ứng dụng và phân tích thông minh
Trong vòng vài năm tới, bất cứ ứng dụng, dịch vụ nào đều sẽ được kết hợp AI. Một trong số các ứng dụng đó sẽ là các ứng dụng thông minh, chúng không thể tồn tại nếu không có AI và học máy (machine learning). Một số ứng dụng khác sẽ ít ứng dụng AI hơn nhưng cũng có tính năng thông minh. Các ứng dụng này sẽ hình thành nên một lớp trung gian thông minh mới giữa mọi người và các hệ thống, có thể làm thay đổi bản chất công việc và cấu trúc của nơi làm việc.
Theo ông Cearley, việc khai thác các ứng dụng thông minh như là một cách thức tăng cường tính tích cực của con người chứ không đơn giản như là một cách thức thay thế con người. Phân tích tăng cường (Augmented analytics) là một lĩnh vực chiến lược đang phát triển nhanh chóng, nó ứng dụng học máy để tự động hóa việc chuẩn bị dữ liệu, khám phá và chia sẻ mong muốn cho những người sử dụng là doanh nghiệp (DN), các công nhân vận hành và các nhà khoa học dữ liệu.
3. Các đồ vật thông minh
AI sẽ tăng cường tính cao cấp cho các đồ vật thông minh mới (như các phương tiện tự lái, robot và các máy bay không người lái) và mang lại nhiều khả năng tiên tiến hơn cho các đồ vật hiện nay (như các hệ thống công nghiệp và khách hàng kết nối IoT).
“Gần đây, việc ứng dụng các phương tiện tự lái được cài đặt có kiểm soát (ví dụ, trong làm nông nghiệp và khai khoáng) đang là một lĩnh vực có các phương tiện thông minh ngày gia tăng. Chúng ta có thể chứng kiến các phương tiện tự lái trên các đường phố một cách giới hạn, có kiểm soát vào năm 2022, nhưng việc sử dụng các xe ô tô tự lái nói chung có thể vẫn cần đến một người ngồi vào ghế lái xe trong trường hợp công nghệ bị lỗi. Trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2022, các nhà sản xuất sẽ thử nghiệm công nghệ nghiêm ngặt hơn, và các vấn đề phi công nghệ như các quy định, các vấn đề pháp lý và văn hóa chấp nhận sẽ phải được giải quyết”, ông Cearley cho biết.
4. Bản sao số
Bản sao số (digital twin) là việc thể hiện theo cách thức số hóa một thực thể hay một hệ thống của thế giới thực. Các bản sao số trong một số dự án IoT rất hứa hẹn trong vòng 3 - 5 năm tới và đang nhận được sự quan tâm hiện nay. Các bản sao số các tài sản được thiết kế kỹ lưỡng có tiềm năng hỗ trợ việc ra quyết định của DN rất lớn. Các bản sao số này được liên kết tới các đồ vật thực của các bản sao này và được sử dụng để nắm bắt được trạng thái của đồ vật hay hệ thống, đáp ứng các thay đổi, cải thiện các hoạt động và gia tăng giá trị cho đồ vật. Các tổ chức ban đầu sẽ chỉ đơn giản là triển khai các bản sao số, tiếp theo là sẽ phát triển chúng theo thời gian, cải thiện khả năng của các bản sao số để thu thập và hiển thị hóa các dữ liệu phù hợp, áp dụng các phân tích và nguyên tắc phù hợp, và đáp ứng hiệu quả cho các mục tiêu kinh doanh.
“Theo thời gian, các hiển thị hóa số mọi khía cạnh của thế giới thực sẽ được kết nối một cách linh hoạt với phần thế giới thực và kết hợp với các khả năng dựa trên AI để cho phép mô phỏng, khai thác và phân tích tiên tiến. Những người làm quy hoạch thành phố, tiếp thị số, chuyên gia y tế và quy hoạch ngành về lâu dài sẽ được hưởng lợi từ việc chuyển dịch từ bản thực sang thế giới bản sao số tích hợp”, theo ông Carley.
5. Điện toán đường biên
Điện toán đường biên (Edge computing) mô tả một mạng điện toán mà ở đó việc xử lý, thu thập và chuyển phát thông tin, được đặt gần gũi hơn với các nguồn thông tin. Các thách thức kết nối và độ trễ, các rào cản băng thông và chức năng lớn hơn được nhúng tại đường biên sẽ hỗ trợ các mô hình phân tán. Các DN nên bắt đầu sử dụng các phần thiết kế đường biên trong các kiến trúc hạ tầng của mình, đặc biệt là đối với các DN có các thành phần IoT lớn.
Nhiều người đang coi công nghệ điện toán đám mây và công nghệ điện toán đường biên như là những công nghệ đang cạnh tranh.
Tuy nhiên, theo ông ông Cearley, “Đám mây có thể là kiểu điện toán được sử dụng để tạo một mô hình hướng dịch vụ (service-oriented model) và một cấu trúc kiểm soát, điều phối tập trung. Điện toán đường biên sẽ được sử dụng như một kiểu chuyển phát cho phép triển khai các khía cạnh của dịch vụ đám mây theo quy trình phi kết nối và phân tán”.
Top 10 công nghệ chiến lược cho năm 2018 (Ảnh: Gartner)
6. Nền tảng hội thoại
Các nền tảng hội thoại (Conversational platform) sẽ thúc đẩy cách thức con người tương tác với thế giới số.
“Các nền tảng hội thoại đã đạt đến điểm bùng phát (tipping point) về mặt “hiểu” ngôn ngữ và ý định của người sử dụng bình thường, nhưng các nền tảng này vẫn còn đang có những hạn chế. Thách thức mà các nền tảng hội thoại phải đối mặt là người sử dụng phải giao tiếp theo một cách rất máy móc và đây thường là một trải nghiệm không mấy hứng thú. Một sự khác biệt chính giữa trên các nền tảng hội thoại là sự bùng nổ của các mô hình hội thoại (conversational model) và giao diện lập trình ứng dụng (application programming interface - API) cũng như các mô hình sự kiện (event model) được sử dụng để truy cập, yêu cầu và đồng bộ các dịch vụ bên thứ ba để mang lại các kết quả hợp nhất”, ông Cearley cho biết.
7. Trải nghiệm nhập vai (Immersive Experience)
Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) và thực tế hỗn hợp (Mixed Reality) đang thay đổi cách thức chúng ta nhận thức và tương tác với thế giới số. Thị trường VR và AR gần đây đang dần chín muồi và có sự tách biệt. Lợi ích tăng lên do nhiều ứng dụng VR mới lạ mang đến giá trị kinh doanh thực tiễn ngắn, bên cạnh việc giải trí hiện đại, như các game video và video 360o. Để thúc đẩy các lợi ích kinh doanh thực sự rõ rệt, các DN phải kiểm chứng các kịch bản thực tiễn cụ thể nơi VR và AR có thể được áp dụng để làm cho các nhân viên năng suất hơn và tăng cường các quy trình thiết kế, huấn luyện và trực quan hóa.
Thực tế hỗn hợp, một loại nhập vai kết hợp và mở rộng các chức năng kỹ thuật của cả AR và VR, đang nổi lên như là một trải nghiệm lựa chọn nhập vai mang đến một công nghệ cạnh tranh để tối ưu giao diện công nghệ để đáp ứng tốt hơn cách mọi người xem và tương tác với thế giới của họ.
8. Chuỗi khối (Blockchain)
Blockchain (chuỗi khối) phát triển từ hạ tầng tiền tệ số trở thành một nền tảng cho chuyển đổi số. Các công nghệ blockchain mang đến một sự chuyển dịch lớn từ giao dịch tập trung hiện tại, và các cơ chế lưu ghi chép lại và có thể đáp ứng như là một nền tảng kinh doanh số đột phá cho cả DN truyền thống và khởi nghiệp. Mặc dù, ban đầu blockchain được cho là tập trung cho lĩnh vực dịch vụ tài chính, thì tới nay blockchain hiện đã có nhiều ứng dụng tiềm năng, trong đó có các ứng dụng trong lĩnh vực công, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, phân phối truyền thông, xác thực nhân dạng, đăng ký quyền sở hữu và chuỗi cung ứng.
9. Lập trình khả năng
Cốt lõi đối với kinh doanh số là ý tưởng mà DN luôn luôn phải nắm bắt và sẵn sàng để khai thác các cơ hội kinh doanh số mới. Với việc ứng dụng phần mềm quản lý khả năng, IoT, điện toán đám mây, blockchain, quản lý dữ liệu trên bộ nhớ và AI, các khả năng kinh doanh có thể được kiểm soát nhanh hơn và được phân tích một cách chi tiết hơn. Nhưng bản thân công nghệ sẽ không mang lại giá trị toàn diện cho mô hình lập trình khả năng nếu không có sự tham gia từ phía lãnh đạo doanh nghiệp.
10. Công nghệ đánh giá rủi ro và sự tin cậy thích ứng liên tục
Để thúc đẩy các sáng kiến kinh doanh số một cách đảm bảo trong một thế giới có nhiều cuộc tấn công tinh vi, có mục tiêu, các nhà lãnh đạo về an ninh và quản trị rủi ro phải chọn một công nghệ đánh giá tin cậy và rủi ro thích ứng liên tục (continuous adaptive risk and trust assessment - CARTA) để có thể ra quyết định dựa trên sự rủi ro và tin cậy ở thời gian thực để có những ứng cho phù hợp. Hạ tầng an ninh phải thích ứng mọi nơi, để nắm bắt được cơ hội - và quản trị các rủi ro - đáp ứng các yêu cầu về an ninh luôn thay đổi ở tốc độ kinh doanh số.
Danh mục các khóa học
Tin mới
- Hướng dẫn học tập trên cổng thông tin Bình dân học vụ số
- Tổ chức ôn tập và thi cấp chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin Tháng 6-2025
- Hội thi tin học trẻ Hà Tĩnh năm 2025 tại Trường Đại học Hà Tĩnh
- Hướng dẫn sử dụng Bandicam quay video màn hình
- Tập huấn xây dựng bài giảng trực tuyến, nâng cao chất lượng dạy và học trong thời đại số
Tin đọc nhiều
- Cách khắc phục một số lỗi của máy chiếu trong việc giảng dạy
- Hướng dẫn cài đặt Google Drive trên máy tính
- “Điểm mặt” 6 thách thức đe dọa an ninh xã hội từ không gian mạng
- "Em yêu biển đảo quê hương" - Một chủ đề trong Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII
- Lấy thông tin từ báo chí, Facebook, YouTube sẽ phải trả tiền bản quyền